Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Ý NGHĨA TRANH VINH QUY BÁI TỔ BẰNG ĐỒNG - Đồ đồng Bảo Long

Ý NGHĨA TRANH VINH QUY BÁI TỔ BẰNG ĐỒNG - Đồ đồng Bảo Long Tranh Vinh Quy Bái Tổ là bức tranh đồng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nội dung của bức tranh miêu tả cảnh đoàn người ngựa quân lính rước quan trạng nguyên đi về cháo bái kiến tổ tiên cha mẹ, xung quanh là cảnh làng quê non nước hữu tình rất yên bình và thơ mộng.

Tranh đồng vinh quy bái tổ
Bức tranh đồng vinh quy bái tổ hàng đặt
Các Tiến sĩ đậu ở kỳ thi Hội được vào dự thi Đình và được hưởng qui chế Vinh quy bái tổ do vua ban. Ba người đậu cao nhất ở kỳ thi Đình được gọi theo thứ tự là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, và Thám Khoa. 

Vinh quy bái tổ là một hình thức để vinh danh và tưởng thưởng các tân khoa đồng thời khuyến khích giới trẻ hăng hái học hành của các triều đại vua chúa ngày xưa đồng thời cũng ca ngợi sự tôn trọng đạo lý, uống nước nhớ nguồn của người dân Việt. 

Vinh quy bái tổ với tất cả những hình thức như lễ xướng danh, lễ rước bảng vàng, áo mũ cân đai vua ban, được đưa về hoàng cung dự yến tiệc, cưỡi ngựa thưởng hoa rồi được về làng làm lễ bái tạ ơn mẹ cha và ơn thầy học với cảnh “hai bên có lính hầu đi dẹp đường” với trống chiêng cờ xí và dân làng đón chào náo nhiệt đã từng bao đời là giấc mộng lớn của nhiều chàng trai theo đuổi nghiệp bút nghiên, của bao nhiêu bậc phu huynh mong thấy tên con được ghi lên bảng vàng để làm rạng danh giòng tộc, cũng như của bao nhiêu người vợ có chồng là sĩ tử với mơ ước được “ngựa anh đi trước võng nàng theo sau”.
Tranh Vinh Quy Bái Tổ thường được treo trang trí trong phòng khách gia đình hoặc treo ở phòng thờ gia tiên, phòng thờ nhà thờ họ rất đẹp và đầy ý nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét